Một số giải pháp tạo động lực cho viên chức của trường TH Tràm Chim 1 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

Tên file: Le-Ba-Ngon-Sang-kien-kinh-nghiem-2023-2024-Tao-dong-luc.docx
Tải về

Giải pháp 1. Phân công công việc hợp lý

Phân công công việc là một phần quan trọng trong quản lý nhóm hoặc tập thể. Khi phân công nhiệm vụ cho từng thành viên một cách hợp lý, công việc sẽ đạt hiệu quả tốt hơn. Thấy được điều này, từ kinh nghiệm cá nhân nên ngay từ đầu năm học bản thân đã nắm bắt tâm tư nguyện vọng của từng đồng chí giáo viên để từ đó phân công giáo viên, phân công công việc cho hợp lý

Khi phân công công việc hợp lý giúp mang lại các lợi ích:

  • Tận dụng năng lực của từng thành viên: Phân công công việc phù hợp với khả năng của mỗi người giúp tối ưu hóa sự hiệu quả.
  • Giảm áp lực công việc: Đối với người giao việc, phân chia công việc giúp họ duy trì sự cân bằng giữa các thành viên và giảm áp lực công việc.
  • Hình thành lòng tin và tạo ảnh hưởng tích cực: Phân công công việc đúng cách giúp xây dựng lòng tin và tạo ảnh hưởng tích cực đối với cả người giao việc và người được phân công

Từ kinh nghiêm bản thân cho thấy khi phân công công việc cần chú ý các nguyên tắc sau:

  • Đúng người, đúng năng lực, đúng thời điểm: Đảm bảo phân công công việc cho từng thành viên dựa trên khả năng và kỹ năng của họ. Điều này giúp tối ưu hóa hiệu suất làm việc.
  • Tính minh bạch và rõ ràng: Thành viên trong nhóm cần biết rõ nhiệm vụ của mình và cách đánh giá tiến độ công việc.
  • Công bằng và hợp lý: Luôn đề cao sự công bằng và đảm bảo phân công công việc không gây áp lực không cần thiết cho bất kỳ ai.
  • Theo dõi tiến độ công việc: Điều này giúp đảm bảo công việc được hoàn thành đúng hạn.

Giải pháp 2. Ghi nhận kịp thời thành quả của các viên chức

Việc ghi nhận kịp thời thành quả của các viên chức là một phần quan trọng trong quản lý và đánh giá hiệu suất. Việc ghi nhận thành quả kịp thời giúp:

  • Khích lệ và động viên: Việc ghi nhận thành quả giúp khích lệ và động viên viên chức tiếp tục đóng góp.
  • Xây dựng lòng tin và tạo động lực: Thành quả được ghi nhận giúp xây dựng lòng tin và tạo động lực cho toàn đội ngũ.
  • Định hướng phát triển: Ghi nhận thành quả giúp xác định những mảng cần cải thiện và phát triển.

Việc ghi nhận thành quả của viên chức được thể hiện cụ thể qua việc động viên khích lệ trực tiếp, khen trên nhóm của trường, khen thưởng trực tiếp trên các buổi họp Hội đồng, họp chi bộ nhà trường. Bên cạnh đó còn có thể khen trong các buổi họp chuyên môn, họp tổ chuyên môn

Việc ghi nhận thành quả cần hết sức chú ý các điều sau:

  • Liên tục và cụ thể: Ghi nhận thành quả một cách liên tục và cụ thể. Điều này giúp xác định rõ ràng những đóng góp của từng viên chức.
  • Tích hợp vào quy trình làm việc: Đảm bảo việc ghi nhận thành quả được tích hợp vào quy trình làm việc hàng ngày. Điều này giúp đánh giá hiệu suất một cách chính xác hơn.
  • Công bằng và khách quan: Ghi nhận thành quả dựa trên kết quả đạt được, không bị ảnh hưởng bởi quan điểm cá nhân.

Giải pháp 3. Bồi dưỡng chuyên môn

          Kỹ năng chuyên môn là một phần quan trọng trong sự phát triển cá nhân và hiệu suất làm việc của mỗi người. Nếu không nắm vững chuyên môn sẽ khó có thể giải quyết các công việc được phân công, từ đó làm cho viên chức tự ti trong công việc. Trong một trường học, bao giờ cũng xãy ra trường hợp trình độ chuyên môn không đồng đều giữa các viên chức. việc bồi dưỡng chuyên môn giúp giáo viên cảm thấy tự tin và đầy đủ động lực để thực hiện công việc. Việc học hỏi và phát triển không chỉ giúp giáo viên cải thiện khả năng dạy học mà còn giữ cho họ luôn hứng thú và đam mê. Vì thế việc bồi dưỡng chuyên môn là hết sức cần thiết.

Hình thức bồi dưỡng: Việc bồi dưỡng chuyên môn hiệu quả nhất là khơi dậy năng lực tự học của mỗi người từ đó giúp học tiếp cận và học tập để phát triển bản thân một cách nhanh nhất vì hơn ai hết chính bản thân họ còn thiếu sót những nội dung nào và họ sẽ tự học và bổ sung. Bên cạnh đó ngay từ đầu năm học bản thân đã chỉ đạo tổ chuyên môn, bộ phận chuyên môn của nhà trường xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, đặc biệt chú ý triển khai các chuyên đề nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên trong nhà trường.

Giải pháp 4. Tư vấn hỗ trợ kịp thời

Tư vấn hỗ trợ kịp thời cho viên chức mang lại nhiều lợi ích quan trọng:

  • Giảm áp lực làm việc ở cường độ cao: Tư vấn giúp viên chức giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công việc. Khi có sự hỗ trợ, áp lực làm việc giảm đi, giúp viên chức tập trung vào nhiệm vụ.
  • Hoàn thành công việc nhanh chóng: Tư vấn giúp viên chức hiểu rõ hơn về công việc và cách thực hiện. Khi có hướng dẫn kịp thời, công việc được hoàn thành hiệu quả hơn.
  • Tạo cơ hội phát triển và gắn kết: Tư vấn giúp viên chức nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và cơ hội phát triển. Gắn kết với đồng nghiệp và tổ chức giúp tạo môi trường làm việc tích cực.
  • Tăng chuyên nghiệp trong quản lý điều hành: Viên chức được hỗ trợ kịp thời để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đồng nghiệp. Tạo lòng tin và sự ủng hộ giữa các thành viên trong tổ chức

Chính vì những điều này bản thân là Cán bộ quản lý phải thường xuyên quan tâm đến đồng nghiệp, thường xuyên tư vấn hỗ trợ viên chức trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, cần hết sứ tránh trường hợp giáo việc cho viên chức xong mà không quan tâm thăm hỏi tiến độ làm việc, quan tâm đến khó khăn trong việc thực hiện công việc được giao,… từ đó kịp thời tư vấn, hỗ trợ để viên chức thấy được sự quan tâm của lãnh đạo, và sớm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Và khi họ hoàn thành nhiệm vụ được giao từ đó góp phần tạo động lực để nhận nhiệm vụ tiếp theo.

Bên cạnh đó cũng hết sức tránh trường hợp tư vấn, hỗ trợ quá mức dễ dẫn đến sự trông chờ, ỷ lại làm mất đi sự sáng tạo trong giải quyết công việc.

Giải pháp 5. Tạo cộng đồng chia sẻ

Khi bạn tạo một cộng đồng chia sẻ, mục đích của nó có thể đa dạng và phụ thuộc vào bạn muốn kết nối với những người có sở thích, chia sẻ thông tin, hoặc xây dựng một cộng đồng hỗ trợ. Mục đích phổ biến khi tạo cộng đồng chia sẻ:

  • Kết nối và giao lưu: Tạo cộng đồng để kết nối với những người có cùng sở thích, đam mê hoặc mục tiêu. Đây có thể là cộng đồng về nghệ thuật, thể thao, du lịch, lập trình, và nhiều chủ đề khác.
  • Chia sẻ thông tin và kinh nghiệm: Mục đích này thường liên quan đến việc tạo một nơi để thành viên chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, và học hỏi từ nhau. Ví dụ, cộng đồng về nấu ăn có thể chia sẻ công thức, cách chế biến thực phẩm, và kinh nghiệm nấu ăn.
  • Hỗ trợ và tư vấn: Cộng đồng này tập trung vào việc giúp đỡ thành viên trong các khía cạnh khác nhau. Đó có thể là cộng đồng về sức khỏe tinh thần, chăm sóc trẻ em, hoặc hỗ trợ kỹ thuật.
  • Xây dựng danh tiếng và tạo tín nhiệm: Một cộng đồng có thể giúp bạn xây dựng danh tiếng cá nhân hoặc doanh nghiệp. Thành viên có thể chia sẻ về sản phẩm, dịch vụ, hoặc kinh nghiệm của họ, từ đó tạo sự tín nhiệm với cộng đồng

Thấy được điều này ngay từ đầu năm học tùy theo mục đích của việc tạo cộng đồng chia sẻ mà nhà trường đã tạo nhiều nhóm Zalo để viên chức có điều kiện chia sẻ thông tin cùng nhau; đặc biệt tùy theo mỗi nhóm mà nhà trường, trưởng nhóm đặt ra các qui tắc khác nhau, phù hợp với mục đích của nhóm.

Trong đó có nhóm Zalo chung toàn trường, nhóm này nhà trường chỉ trao quyền gửi tin nhắn cho trưởng/phó nhóm nhằm hạn chế trôi tin nhắn và tránh trường hợp viên chức nhắn những nội dung không liên quan; để làm được điều này nhà trường vào nhóm cài đặt và bổ nhiệm trưởng phó nhóm trong cài đặt của Zalo. Bản thân nhận thấy việc chỉ cho trưởng phó nhóm nhắn tin trong nhóm này là hết sức thiết thực và ý nghĩa, nếu viên chức muốn nhắn tin chia sẻ thì nhà trường đã có những nhóm khác.

Bên cạnh việc tạo nhóm (Cộng đồng chia sẻ) nhà trường còn hướng dẫn cho giáo viên tham gia các nhóm Zalo như LOP1-CHANTROISANGTAO; LOP2CHANTROISANGTAO; THDATSENHONG, TAMNONG-GDTH … để thông qua đó chia sẻ tài liệu với cộng đồng, đồng thời thông qua đó cũng có thể tải các tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy.

Ngoài ra nhà trường còn trang bị 1 phòng trong nhà trường để giờ ra chơi GV có nơi nghỉ ngơi và chia sẻ công việc cùng với đồng nghiệp.

Bên cạnh đó, tạo cộng đồng chia sẻ không thể không nhắc đến việc tạo điều kiện cho viên chức phát biểu ý kiến trong các cuộc  họp.

Giải pháp 6. Tạo môi trường làm việc thuận lợi

Môi trường làm việc thuận lợi có mục đích tạo ra điều kiện tốt để nhân viên làm việc hiệu quả và thoải mái. Cụ thể:

  • Tăng năng suất: Môi trường làm việc thuận lợi giúp tạo ra không gian và điều kiện tốt để nhân viên tập trung vào công việc. Điều này có thể bao gồm việc cung cấp thiết bị, công cụ làm việc hiệu quả, và không gian làm việc thoải mái.
  • Tạo sự hài lòng và tăng động lực: Môi trường làm việc tốt giúp nhân viên cảm thấy hài lòng với công việc của họ. Điều này có thể bao gồm việc tạo ra không gian làm việc thoải mái, tạo điều kiện cho sự phát triển cá nhân và cơ hội thăng tiến.
  • Tạo sự hợp tác và gắn kết: Môi trường làm việc thuận lợi khuyến khích sự giao tiếp và hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức. Điều này có thể bao gồm việc tạo ra không gian làm việc chung, tổ chức các hoạt động gắn kết, và khuyến khích chia sẻ ý kiến.
  • Tạo sự an toàn và lành mạnh: Môi trường làm việc thuận lợi đảm bảo an toàn cho nhân viên và khuyến khích các thói quen lành mạnh. Điều này bao gồm việc tuân thủ các quy tắc an toàn, cung cấp không gian tĩnh lặng để thư giãn, và khuyến khích vận động.
  • Tạo sự sáng tạo và đổi mới: Môi trường làm việc thuận lợi khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới. Điều này có thể bao gồm việc tạo ra không gian làm việc mở, khuyến khích ý tưởng mới, và hỗ trợ cho các dự án nghiên cứu và phát triển.

          Để tạo môi trường làm việc thuận lợi Bản thân luôn quan tâm đầu tư cơ sở vật chất từ việc sửa chữa nhỏ đến việc tham mưu xin xây dựng các phòng phục vụ cho việc giảng dạy; đồng thời trong năm bản thân hết sức quan tâm đến việc trang bị tivi cho các lớp và trang bị các bảng viết cho lớp. Xây dựng môi trường làm việc xanh cũng góp phần tạo môi trường làm việc thuận lợi, chính vì thế nhà trường thường xuyên quan tâm trồng thêm cây xanh, đồng thời nhắc các lớp thực hiện tốt việc thực hiện phong trào xanh – sạch – đẹp.

Xây dựng trường học hạnh phúc góp phần rất lớn trong việc tạo môi trường làm việc thuận lợi, hay nói cách khác tạo môi trường làm việc sẽ xây dựng thành công trường học hạnh phúc. Thấy được điều này ngay từ đầu năm nhà trường đã triển khai chuyên đề trường học hạnh phúc, ban hành dự thảo kế hoạch xây dựng trường học hạnh phúc sau đó tổ chức cho toàn thể viên chức họp đóng góp ý kiến, trong đó chú ý các giải pháp xây dựng trường học hạnh phúc. Sau khi ban hành kế hoạch, nhà trường còn ban hành quyết định thành lập ban chỉ đạo để triển khai thực hiện; trong quá trình thực hiện có theo dõi, kiểm tra, tư vấn hỗ trợ thực hiện.

Le Ba Ngon Sang kien kinh nghiem 2023-2024 Tao dong luc